Hãy can đảm ra khỏi sự cay đắng của bản thân, để được Chúa ủi an
12 / 12/ 2017, 11:12:40
Hãy để cho mình được Chúa ủi an, và bớt đi những phàn nàn than phiền. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 11/12 tại nhà nguyện Marta.
Để cho mình được ủi an
Trong bài đọc trích sách ngôn sứ I-sai-a, Thiên Chúa hứa sẽ an ủi dân Ngài. Cũng thế, thánh Inhaxio nói: thật là tốt cho chúng ta khi chiêm ngắm sứ mạng an ủi của Chúa Kitô. Một cách nào đó, điều ấy tựa như những người bạn đang an ủi nhau. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới buổi sáng ngày Phục Sinh được kể trong Tin Mừng thánh Luca. Lúc ấy, Chúa Giê-su hiện ra với các tông đồ và các ông vui mừng dường nào, các ông không thể tin được, các ông vui mừng xiết bao. Và rất nhiều lần, ơn an ủi của Chúa đến với chúng ta cũng tuyệt vời như thế!
Thật không dễ để chấp nhận mình được an ủi. Có lẽ đi an ủi người khác thì dễ hơn là để cho mình được ủi an. Bởi vì biết bao lần chúng ta bị gắn chặt vào những tiêu cực, chúng ta bị gắn chặt vào những vết thương là hậu quả của tội lỗi bên trong. Và như thế, biết bao lần chúng ta thích ở lỳ, thích thu mình lại, thích cứ ở mãi trên giường, thích ở lại trong sự cô lập như thế. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay rằng: Hãy trỗi dậy, hãy đứng dậy! Luôn luôn như thế: Hãy đứng lên!
… là những “bậc thầy” về cái nhìn tiêu cực
Vấn đề là chúng ta tựa như những bậc thầy về cái nhìn tiêu cực. Chúng ta dễ ở lại trong những vết thương của tội lỗi, và chúng ta không muốn cầu nguyện xin ơn an ủi.
Có những người muốn nuôi sự oán giận với trái tim cay đắng. Những suy nghĩ và thái độ kiểu ấy dẫn đến chỗ thất bại. Chúng ta thử nghĩ đến người nằm bên hồ Si-lô-ê 38 năm. Ông cay đắng nói rằng, khi nước hồ chuyển động, chẳng có ai giúp ông ấy. Đối với những tâm hồn ấy, thì cay đắng lại đẹp hơn là tình yêu dịu ngọt. Và nhiều người thích trái đắng như thế. Có một loại cội rễ của cay đắng, có một loại cay đắng cội rễ, đó là tội nguyên tổ. Khi cay đắng như thế, nó không cho phép chúng ta có được niềm vui.
Khi cay đắng, chúng ta không còn biết ca ngợi Chúa nữa, mà lại luôn phàn nàn than phiền. Sự càm ràm ấy tựa như giai điệu của cuộc sống. Với ông Giona cũng thế, ông phàn nàn và trách Chúa, ông chạy trốn Thiên Chúa. Sau đó, ông bị chết đuối, bị cá nuốt. Thay vì vui vẻ trước sự hoán cải của dân chúng, thì ông lại than phiền vì Thiên Chúa đã không phạt dân, đã tha cho dân, đã cứu dân.
Có vị linh mục nọ, tuy rất tốt lành, nhưng than phiền về mọi sự. Cha ấy ban bí tích giải tội với đầy lòng thương xót. Cha ấy đã già. Nhưng khi mọi người trong nhà xứ hỏi cha ấy nghĩ thế nào về giờ chết, và cha ấy sẽ nói gì khi đến cửa thiên đàng, cha ấy kể: “Khi gặp thánh Phêrô, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi: Hỏa ngục ở đâu?” Thế đó, thay vì chào thánh Phêrô, thì cha ấy lại hỏi về hỏa ngục, thật là luôn có cái nhìn tiêu cực. Sau đó, thánh Phêrô cho cha ấy nhìn thấy hỏa ngục. Cha ấy lại hỏi: “Có bao nhiêu người bị kết án?”… Luôn luôn có lối nhìn tiêu cực như thế. Khi đứng trước sự cay đắng, thói tham nhũng, và những phàn nàn oán trách, hôm nay Hội Thánh nói với chúng ta một lời, chỉ một lời thôi: đó là hãy can đảm, hãy can đảm.
Hãy can đảm vì Chúa đến cứu chúng ta
Thật vậy, ngôn sứ I-sai-a mời gọi chúng ta: hãy can đảm lên vì Chúa đến để cứu chúng ta. Trong bài Tin Mừng hôm nay, một số người đã khiêng người tê bại tới để gặp Chúa. Vì có đám đông, nên họ phải dỡ mái nhà và thả giường có người tê bại từ trên mái nhà xuống, trước mặt Chúa Giêsu. Họ không nghĩ rằng, ở đó đang có các người biệt phái và luật sỹ, điều họ muốn và quan tâm là làm sao cho người bệnh được chữa lành.
Thật không dễ chút nào, khi chúng ta biết để cho mình được Chúa an ủi. Vì để làm được điều ấy, chúng ta phải gạt bỏ sự ích kỷ của mình, phải ra khỏi cái cay đắng và càm ràm than trách của bản thân, phải ra khỏi rất nhiều thứ. Hôm nay, thật là tốt để chúng ta làm việc xét mình, tự hỏi lòng mình: Tâm hồn tôi đang trong tình trạng nào? Tôi có cay đắng không? Tôi có buồn không? Lời ăn tiếng nói của tôi ra sao? Tôi có ngợi khen Thiên Chúa vì biết bao điều tốt đẹp, hay là tôi chỉ biết càm ràm than trách? Nguyện xin Chúa ban cho ta ơn can đảm. Bởi vì khi ấy, khi can đảm như thế, Chúa sẽ đến và cứu độ chúng ta. Hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy đến và cứu độ chúng con!
Nguồn: http://vi.radiovaticana.va
Tin mới đăng:
- Thứ Năm Tuần VIII - Mùa Thường Niên (31/05/2023)
- 31/5 Lễ Đức Mẹ Đi Thăm Viếng (30/05/2023)
- Ngày 31 tháng 5 ĐỨC MA-RI-A THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BÉT lễ kính (30/05/2023)
- 30/5 Thánh Jeanne d'Arc (1412 - 1431) & Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô VII (1020-1085) (29/05/2023)
- Thứ Ba Tuần VIII - Mùa Thường Niên (29/05/2023)
Các tin khác:
- Tiếp kiến chung thứ Tư 24/5 - ĐTC Phanxicô: Lòng nhiệt thành tông đồ là cản đảm đứng dậy khi gục ngã (24/05/2023)
- Tiếp kiến chung thứ Tư 24/5 - ĐTC Phanxicô: Lòng nhiệt thành tông đồ là cản đảm đứng dậy khi gục ngã (24/05/2023)
- Bài giáo lý của Đức Thánh Cha 12/4/2023: Hy vọng của bạn hôm nay ở đâu? (12/04/2023)
- Tiếp kiến chung 8/3 - ĐTC Phanxicô: Mọi người được rửa tội tham gia vào sứ mạng của Giáo hội (08/03/2023)
- Tiếp kiến chung 25-01-2023 – Giáo lý về loan báo Tin Mừng – Chúa Giêsu – Bậc thầy của việc loan báo (25/01/2023)
- ĐTC Phanxicô: Môn đệ tốt của Chúa là người luôn tỉnh thức (14/12/2022)
- Tiếp kiến chung (23/11): Tìm Chúa vì chính Người chứ không vì lợi lộc (25/11/2022)
- ĐTC Phanxicô: Khi tâm hồn u tối hãy tìm kiếm Chúa Giêsu và Người luôn trả lời chúng ta (20/11/2022)
- CHÚC MỪNG ĐỨC CHA ĐAMINH ĐẶNG VĂN CẦU, GIÁM MỤC TÂN CỬ GIÁO PHẬN THÁI BÌNH (29/10/2022)
- ĐTC Phanxicô: Đọc lại cuộc đời để khám phá "những phép lạ nhỏ" Chúa thực hiện cho chúng ta (20/10/2022)
- Giáo lý Giáo hội Công giáo tròn 30 năm (1992-2022) (11/10/2022)
- TÌM HIÊU VĂN KIỆN HƯỚNG DẪN VIỆC DẠY GIÁO LÝ 2020 - BỐN ĐỀ TÀI CĂN BẢN (06/10/2022)
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện với Chúa Giêsu như trò chuyện với một người bạn (30/09/2022)
- Tiếp kiến chung: Bắt đầu loạt bài giáo lý về "Phân định" (01/09/2022)
- TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ HÔN NHÂN CỦA ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN - TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM 2022 (02/08/2022)