“CẢM NẾM NGUỒN ƠN” MỘT CỐ GẮNG SUY NGHĨ VỀ LINH ĐẠO THÁNH THỂ
31 / 08/ 2014, 03:08:09
“CẢM NẾM NGUỒN ƠN”
MỘT CỐ GẮNG SUY NGHĨ VỀ LINH ĐẠO THÁNH THỂ
Con đường và cánh rừng
Chạm tới bí tích Thánh Thể là chạm tới sự giầu có vô lường của Thiên Chúa, theo kiểu nói của thánh Phaolô, vì thế chúng ta có thể và phải dùng rất nhiều hình ảnh để diễn tả. Ở đây, xin dùng hình ảnh “con đường và cánh rừng”. Con đường đây không phải chỉ là con đường dẫn tới cánh rừng (méth-ode), cho bằng là đường đi trong rừng (như Holzwegs của Heidegger) nhờ đó mà ta từ từ khám phá ra sự phong nhiều những khoảng trời mới lạ, hít thở lấy hương hoa và động chạm tới cả những gai góc của cánh rừng.
Sở dĩ có thể dùng hình ảnh này là vì : vấn đề linh đạo theo cả hai nghĩa théo-logique và théo-poétique nói cho cùng xoay quanh vấn đề Ý Nghĩa theo nghĩa đầy đủ nhất của nó (sens plénier), nghĩa là bao hàm 3 khía cạnh khác nhau của ý nghĩa (3 acceptions du sens):
- Ý thứ nhất: lẽ sống. Điều thực sự “có ý nghĩa” khi nó ít nhiều liên quan tới lẽ sống, như người Anh vẫn nói : that makes sense. Hoặc có khi là lẽ sống của chúng ta (sens – raison d’être).
- Ý thứ hai: cảm nghiệm, hay rộng hơn, kinh nghiệm. Điều gì đó mà chúng ta trải qua, thể nghiệm, sống tự bên trong (sens – expérience ; Er-fahrung).
- Ý thứ ba là: định hướng (sens - orientation), nghĩa là điều vạch ra con đường đi, con đường sống. Và có khi nó phác nên cả chân trời sống cho chúng ta.
Theo nghĩa này, Bí tích Thánh Thể có thể nói làm nên “cảnh vực thần linh” của chúng ta (Milieu Divin), nếu được phép dùng lại ngôn ngữ của Teilhard de Chardin, nghĩa là nơi mà chúng ta có thể tìm gặp một lúc cả ba chiều kích đó : lẽ sống, cảm nghiệm và hướng đi.
Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là sự hiện diện đích thân, trọn vẹn "hic et nunc" của Đấng đã mạc khải về mình như là Đường, Sự thật và là Sự Sống?
(Ga 14, 6).
(Ga 14, 6).
(còn tiếp)
Nguồn: http://www.bangiaoly.org/
Tag:
Tin mới đăng:
- Đức Thánh Cha Lêô lặp lại lời kêu gọi hoà bình (20/06/2025)
- Đức Thánh Cha Lêô: Thánh nhạc tiếp tục nuôi dưỡng đời sống Giáo hội (20/06/2025)
- 21-6 Thánh Luy Gônzaga, tu sĩ (1568-1591) (Lễ Nhớ) (20/06/2025)
- Thứ Bảy Tuần XI - Mùa Thường Niên (20/06/2025)
- GIÁO LÝ VIÊN GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG – ĐÓN NHẬN NGỌN LỬA SỨ VỤ HUẤN GIÁO: CHUỖI KHÓA BỒI DƯỠNG SƯ PHẠM GIÁO LÝ – THÁNG 6 NĂM 2025 (19/06/2025)
Các tin khác:
- GIỚI THIỆU SÁCH BÍ TÍCH THÁNH TẨY - BÍ TÍCH CHUYÊN BIỆT de Sacramentis in specie (05/04/2025)
- GIỚI THIỆU BỘ SÁCH BÍ TÍCH HỌC (05/04/2025)
- Đức Thánh Cha mong muốn mọi người có thể tiếp cận với thần học (10/12/2024)
- Thông điệp về Thánh Tâm Chúa Giêsu là "chìa khóa" cho triều đại giáo hoàng của ĐTC Phanxicô (28/10/2024)
- GIỚI THIỆU 4 VĂN KIỆN MỚI (25/10/2024)
- Thượng HĐGM: Thẩm quyền của các Giám mục và HĐGM về các vấn đề tín lý (18/10/2024)
- GIỚI THIỆU: Ghi chú Gestis Verbisque về tính thành sự của các bí tích (02/09/2024)
- Bộ Giáo lý Đức tin: Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò bị vạ tuyệt thông vì ly giáo (07/07/2024)
- Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về phẩm giá con người (09/04/2024)
- Diễn văn Đức Thánh Cha dành cho Tham dự viên Phiên họp Toàn thể của Bộ Giáo lý Đức tin năm 2024 (27/01/2024)
- HIỆP HÀNH TRONG VIỆC TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN (24/09/2023)
- Tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin: Chúng ta được cứu bởi một Người, không bởi một giáo huấn (09/07/2023)
- Thư của Đức Thánh Cha gửi cho Tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin (03/07/2023)
- Nhớ Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung qua bài viết: MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI, ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHAOLÔ BÙI VĂN ĐỌC VÀ TÔI… (22/05/2023)
- Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin: Thông điệp Humanae vitae vẫn mang tính ngôn sứ (21/05/2023)